Bầu cử Mỹ vui nhộn trên mạng xã hội

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm nay, việc bắt tay người lớn và hôn trẻ con thôi chưa đủ. Các ứng cử viên tổng thống còn phải hiện diện một cách hài hước và vui nhộn trên các mạng xã hội.

Ảnh: Tumblr
Các bức ảnh về chuyến vận động tranh cử của ứng viên tổng thống Mitt Romney và người phò tá Paul Ryan được chỉnh sửa để trông đẹp mắt hơn khi đăng lên blog của Romney. Ảnh: Tumblr

Nếu các chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 mới chỉ "nhón chân" vào Facebook hay Twitter, thì phiên bản tranh cử năm nay "đắm mình" trong các trang mạng xã hội. Các ứng viên đang tham gia trận chiến ảo quyết liệt mà những người không nghiện internet khó có thể hiểu được. Họ tích cực chia sẻ danh sách bài hát lên Spotify, "khoe" công thức bánh mì bí ngô lên Pinterest, hay đăng tải những khoảnh khắc với trẻ em lên Instagram.

Những người hỗ trợ chiến dịch tranh cử cho biết họ tin rằng các lá phiếu thuộc về những công dân, đặc biệt là các công dân trẻ, những người có thể không đọc báo hay xem tivi mà dành nhiều thời gian với các trang mạng xã hội. Đội kỹ thuật muốn chiến dịch tranh cử được nhắc đến trong những cuộc trò chuyện trên các dịch vụ như Tumblr. Đó là nơi những cuộc thảo luận chính trị diễn ra ở dạng những bức ảnh chế và những đoạn clip kỳ quái.

Để nhắc người dùng Tumblr đón xem cuộc thảo luận tranh cử tổng thống đầu tiên hôm 3/10, đội của ông Obama sử dụng một đoạn clip cắt ghép của diễn viên xinh đẹp Lindsay Lohan nói "Ngày 3/10" trong bộ phim "Những cô nàng lắm chiêu". Còn trên Twitter, vệ sĩ của Mitt Romney đăng một bức ảnh gia đình ông chơi trò điện tử Jenga trước giờ thảo luận đối đầu.

Tuy kỹ thuật có vẻ mới, nhưng chúng đều dựa trên các nguyên tắc chính trị cũ, Zachary Moffatt, giám đốc kỹ thuật số thuộc đội vận động tranh cử của Romney cho hay.

"Bạn càng nói chuyện với nhiều người thì cơ hội thắng cử của bạn càng cao", Moffatt cho biết. Anh là người phụ trách 120 nhân viên và tình nguyện viên trong đội hỗ trợ chiến dịch tranh cử của Mitt Romney. "Càng nhiều người tương tác với Mitt, cơ hội thắng cử của ông ấy càng cao. Các cuộc gặp gỡ cử tri chính là phương tiện thực hiện điều đó".

Tuy nhiên, trên Internet, một bài viết hay một bức ảnh có thiện chí trên mạng xã hội có thể nhanh chóng bị chế thành một thảm họa. Hay một lời nói hớ nhỏ trong chiến dịch vận động cũng có thể trở thành khoảnh khắc lố bịch, bị nhắc đi nhắc lại mãi không thôi. "Kể cả một lỗi đánh máy cũng là một chuyện lớn", Moffatt cho hay.

"Các bạn không xây dựng nên nó", ông Obama hồi tháng 7 nói với đám đông ủng hộ khi đề cập đến tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở công cộng. Đội của Romney phản pháo bằng cách đăng tải bức ảnh của những người chủ cửa hàng xúc xích với khẩu hiệu "Chúng tôi đã xây dựng nên nó".

Sáng hôm sau cuộc thảo luận trực tiếp, trang Tumblr của Obama xoáy vào đề xuất cắt giảm nguồn chi cho kênh truyền hình công cộng (PBS) của Romney, bằng cách đăng tải bức ảnh biếm họa Chú chim Cao lớn trong chương trình Sesame Street của kênh này. "Kế hoạch cắt giảm thâm hụt của Romney đồng nghĩa với việc sa thải chàng này (Chú chim Cao lớn)", bức ảnh viết. Buổi tối trước đó, ông Romney tỏ ý xin lỗi người điều hành cuộc tranh luận vì cắt ngang lời để nói rằng mặc dù rất yêu thích nhân vật Chú chim Cao lớn, nhưng ông sẽ cắt giảm trợ cấp dành cho chương trình này của đài PBS.

Cả hai đội hậu thuẫn cho các ứng viên tổng thống đều chủ yếu dựa vào những bức ảnh, khẩu hiệu và số lần nhấn nút "yêu thích" của những người ủng hộ. Đội của Obama thích đăng tải những bức ảnh động, hay những đoạn clip ngắn thú vị do bất cứ ai tạo ra. Đó có thể là ảnh tổng thống đập tay ăn mừng với trẻ em, cảnh ông ôm vợ và con gái, hay clip chọc cười, chế giễu đối thủ.

Obama đập tay ăn mừng với trẻ em Ohio hôm 5/7. Ảnh: AP

Những người theo dõi chiến dịch của Obama trên Tumblr dường như ủng hộ cách tiếp cận này, với mỗi bài được đăng trên blog thu hút gần 70.000 người bấm "thích" hay đăng lại trên blog của mình. Trong khi đó, sự hiện diện của đội Romney trên Tumblr mờ nhạt hơn nhiều, chủ yếu bằng những bức ảnh cổ động với khẩu hiệu như "Không, chúng ta không thể", để ám chỉ khẩu hiệu nổi tiếng một thời "Vâng, chúng ta có thể" của Obama. Những bài đăng trên blog Tumblr của Romney ít khi nhận được nhiều hơn 400 phản hồi.

"Nó chân thực, nó là sự giao tiếp hai chiều", Adam Fetcher, phó thư ký báo chí trong đội vận động của Obama. "Mạng xã hội là sự mở rộng tự nhiên của tổ chức lớn của chúng tôi", anh cho hay.

Cả hai đội của ứng viên tổng thống đều gồm những nhân viên am hiểu về Internet, những người đang cố gắng lồng ghép chiến dịch và thông điệp của họ vào các trang mạng xã hội. Họ từ chối tiết lộ bí quyết của riêng mình. Nhưng cả hai bên đều phụ thuộc chủ yếu vào Facebook và Twitter để kêu gọi người ủng hộ quyên tiền, nhắc nhở về các sự kiện và chia sẻ những bài báo, video clip thể hiện lập trường của mình. Trong khi đó, Flickr và Instagram giống như những quyển nhật ký bằng ảnh của chiến dịch. Còn với Tumblr và Pinterest được đội vận động sử dụng để trưng bày những bức ảnh hay tài liệu mà người ủng hộ gửi tới.

Ảnh: Tumblr
Ảnh cổ động, kêu gọi bầu cho Mitt Romney để biến ông thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Ảnh:Tumblr

Tuy các ứng viên tổng thống không phải là người đăng tải những bức ảnh, câu nói, thỉnh thoảng vợ họ lại làm điều này. Trong khi ông Romney có một đội phụ trách trang Pinterest, vợ ông, bà Ann Romney cũng có một trang của riêng mình, nơi bà chia sẻ những quyển sách hay sản phẩm thủ công bà thích. Còn khi Michelle Obama đăng một tin nhắn lên Twitter, bà thường ký tên viết tắt "mo" để người đọc phân biệt được bà với các nhân viên quản lý blog.

Twitter và Facebook vẫn là sân chơi lớn nhất cho cuộc vận động trực tuyến, với độ phủ sóng rộng, lượng người dùng tăng gấp 10 lần so với cách đây 4 năm.

Có thể người ta khó mà hiểu được việc đăng tải những đoạn clip hay danh sách bài hát lên những trang mạng không chính thống có giúp ích gì cho việc bầu cử. Liệu các cử tri có quan tâm đến việc danh sách bài hát của Obama có ca sĩ Stevie Wonder, còn Romney thì lại thích Johnny Cash?

Hiệu quả của những nỗ lực trên khó có thể đong đếm, nhưng không bên nào không chớp lấy cơ hội. "Khi bạn mặc quần vào mỗi sáng thì bạn nhận được gì? Chúng tôi không biết", Jan Rezab, giám đốc điều hành của Socialbakers, một công ty phân tích mạng xã hội. "Chúng ta chỉ biết rằng sẽ rất tồi tệ nếu chúng ta không làm điều đó".

Coye Cheshire, phó giáo sư thuộc Khoa Thông tin, Đại học California Berkeley, Mỹ lại chỉ ra một động lực khác cho việc cập nhật những thông tin ngoài lề lên mạng.

"Điều quan trọng là mọi người muốn biết liệu một nhân vật chính trị lớn có chung sở thích với mình hay không", giáo sư Cheshire, người nghiên cứu về hành vi và niềm tin trên mạng, cho hay. "Và tạo ra một danh sách bài hát trên Spotify là một phần giúp họ trở nên "người" hơn".

Trọng Giáp (Theo New York Times)

 
Video
 
 
 
 

 
 
 
 
 
007021
Hôm nay
Trong Tháng
Tổng số
705
8252
7021
Visitors Counter
 
Các dự án đã và đang triển khai
 
کاهش پينگ خريد کریو دانلود رایگان دانلود آهنگ جدید اخبار سینما و موسیقی دانلود انيميشن جدید دانلود بازی کامپیوتر دانلود سریال جدید دانلود فیلم جدید دانلود نرم افزار کامپیوتر رمان و شعر اس ام اس های جديد اخبار | تفريحی و سرگرمی پيچک اخبار ايران و جهان مجله پزشکی تفريحی و سرگرمي اخبار خريد جم کلش رويال خريد فيلترشکن اخبار ايران و جهان دکوراسيون داخلی خريد هاست پربازديد دانلود فيلم جديد اخبار ورزشی فروش کارت شارژ ايرانسل به صورت آنلاين