Loài cá mập có hàm khỏe nhất
Cá mập bò có cú đớp mồi mạnh nhất trong các loài cá mập, gấp nhiều lần lực cần để giết và ăn thịt con mồi.
Cá mập bò. Ảnh: Direktor/BBC. |
Con cá mập bò trưởng thành thực hiện cú đớp mồi với lực đạt đến 6.000 newton (N), mạnh hơn cả cá mập trắng hay cá mập đầu búa, theo nghiên cứu về cơ hàm và hàm cá mập đăng trên tạp chí Zoology.
Các nhà khoa học chưa rõ vì sao cú táp của loài cá mập bò lại mạnh khủng khiếp đến vậy, mạnh hơn nhiều lần lực cần để giết và ăn thịt con mồi.
Maria Habegger, nghiên cứu sinh thuộc trường đại học South Florida, Mỹ và các đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu lực cắn 13 loài cá mập và loài cá có họ hàng gần với chúng, từ loài cá ratfish 1 m - họ hàng với cá mập thường sống dưới đáy biển, ăn cua hay con trai, cho đến loài cá mập trắng khổng lồ dài 6 m - ăn cá và động vật biển như hải cẩu hay cá heo.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy, loài cá mập sở hữu thân hình to lớn thường có cú táp rất mạnh. Habegger nói trên BBC: "Chúng tôi nghĩ cá mập lớn sẽ có cú táp mạnh như cá mập trắng khổng lồ, cá mập hổ hay cá mập bò. Chúng thường săn con mồi lớn như cá heo, rùa hay thậm chí là con cá mập khác, nên theo cơ chế tự nhiên, chúng phải tạo ra lực cắn rất lớn".
Tuy nhiên, theo nghiên cứu trên, loài cá nhỏ hơn như cá ratfish cũng có lực cắn rất mạnh xét theo tỉ lệ kích cỡ cơ thể, có lẽ là do chúng phải nghiền nát cái vỏ cứng của con mồi.
Nghiên cứu sinh Habegger cho biết, dù cá mập lớn tạo ra cú táp mạnh, nhưng quan trọng lực cắn mạnh thế nào khi xét theo tỉ lệ giữa lực cắn và khối lượng cơ thể.
Cô và các cộng sự thực hiện nghiên cứu cơ hàm và tính toán lực mà chúng tạo ra khi khép hàm lại, sau đó sử dụng công cụ tính toán loại bỏ yếu tố khối lượng cơ thể, tạo ra so sánh công bằng giữa các loài cá mập.
Kết quả, cá mập bò tạo ra lực cắn mạnh nhất trong số những loài cá mập được nghiên cứu. Ngoài ra, lực cắn của cá mập bò cũng thay đổi theo vòng đời của nó. Những con cá mập bò còn nhỏ lại có những cú táp mạnh hơn những con lớn. Điều này giúp chúng có lợi thế so với các đối thủ khác, giúp chúng săn những con mồi đa dạng hơn khi còn nhỏ.
Theo nghiên cứu, hầu hết cá mập bò tạo ra một lực gần 6.000 N ở hàm sau và 2.000 N ở hàm trước.
Các chuyên gia cho rằng, không cần đến lực cắn mạnh khủng khiếp như thế để xuyên vào da cá hay thậm chí đâm thủng cả xương. Có lẽ hàm khỏe của cá mập bò dùng để nghiền nát mai rùa hoặc dùng đi săn trong những vùng nước tối nơi loài cá mập bò thường trú ngụ.
Ở môi trường sống bị hạn chế tầm nhìn, việc đi săn sẽ khó khăn hơn những vùng nước khác, vì thế để đảm bảo không bị mất một bữa ăn thì những cú táp phải thật sự mạnh để kết liễu ngay con mồi.
Cá mập bò có tên khoa học Carcharhinus leucas, thuộc họ cá mậpCarcharhinidae, thường sống ở những vùng nước nông và ấm. Chúng có thể dài tới 3,5 m, có cái đầu rất khỏe và hiếu chiến.
Gia Thịnh
Tin mới hơn
- Bảo vật Quốc gia độc đáo (2012-10-14 14:22:05)
- Trung tâm TP HCM sẽ có thêm 100 cao ốc (2012-10-14 14:19:53)
- 9 km đường trên cao Hà Nội trước ngày thông xe (2012-10-14 14:19:12)
- Đền Trần được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (2012-10-14 14:18:01)
- Mùa lúa chín vàng ở Mù Cang Chải (2012-10-14 14:17:34)
- Vẻ đẹp của nữ sinh mặc áo lính (2012-10-14 14:15:35)
- Màn nhảy tập thể lập 'Guinness Việt Nam' (2012-10-14 14:13:56)
- Đà Nẵng quy hoạch tuyến tàu điện ngầm (2012-10-14 14:11:41)
- Tổng rà soát quy hoạch 'treo' tại TP HCM (2012-10-14 14:11:08)
- TP HCM lại có nguy cơ ngập nặng vì triều cường lớn (2012-10-14 14:10:06)
Tin cũ hơn
- 30 phụ nữ quyền lực nhất ngành quảng cáo thế giới (2012-10-14 13:42:10)
- Uyên Linh gợi cảm từ ngoại hình đến giọng hát (2012-10-14 13:40:59)
- 48 cá sấu xổng chuồng bị bắt (2012-10-14 07:37:39)
- Miền Bắc đầu tuần nắng nhẹ (2012-10-14 07:37:39)
Các tin khác
- 7 cầu vượt đại lộ Thăng Long dang dở do thiếu tiền (2012-10-14 14:08:56)
- Khoảnh khắc Hà Nội bị rải bom năm 1972 (2012-10-14 13:44:39)