Mùa lúa chín vàng ở Mù Cang Chải
Giữa thu, núi rừng Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện lên như một bức tranh với những thửa ruộng bậc thang hút tầm mắt. Người nông dân say sưa gặt, đập, suốt lúa để tích trữ lương thực cho cả năm.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nhìn từ quốc lộ 32, đoạn qua xã Chế Cu Nha.
Con gái thứ 3 của chị Giàng Thị Rùa (xã La Pán Tẩn) ngủ ngon lành trên lưng mẹ đang gặt lúa nếp ở bậc ruộng gần nhà.
Nhìn từ xa, du khách có cảm giác những bậc ruộng giống như những bậc cầu thang dẫn lên đỉnh núi, nhưng lại gần mới thấy mỗi bậc cách nhau 1 - 2 mét.
Ba đứa trẻ ở bản Trống Tông (xã Chế Cu Nha) đang bắt cá ở mảnh ruộng chưa ráo nước. Khi lúa sắp chín, người Mông tháo hết nước cho mặt ruộng khô để thuận tiện thu hoạch.
Khác với Tú Lệ (huyện Văn Chấn, Yên Bái) nổi tiếng với đặc sản lúa nếp, ở Mù Cang Chải người dân chủ yếu trồng lúa tẻ.
Chị Lý Thị Sầu cho biết, lúa gặt xong sẽ được phơi tại ruộng khoảng 3 ngày cho khô rồi đập lấy hạt, đóng bao mang về. Một số gia đình có sân phơi hoặc gần đường nhựa có thể đập luôn lúa mới gặt rồi đem về nhà phơi. Rơm cũng được phơi luôn ngoài ruộng rồi mới thu về cho trâu ăn.
Vợ chồng ông Hảng Súa Già (57 tuổi, xã La Pán Tẩn) đang suốt lúa bằng máy đạp chân trong sân nhà. Một số gia đình ruộng gần đường có thể thuê máy suốt lúa di động.
Do địa hình khó khăn nên đập lúa thủ công vẫn là phương pháp chính. Ở trên cao, có nhiều gió nên người dân vừa đập lúa vừa tranh thủ rê bớt hạt lép, vụn rơm.
Gia đình anh Hờ A Cu đang đóng bao thóc mới thu hoạch tại ruộng. Mỗi năm gia đình thu được khoảng 160 bao lúa, đủ ăn cho 17 người.
Hờ A Pháng ở bản Tù Chú Lù (xã La Pán Tẩn) ngồi nghỉ trên đường về nhà với mẻ gạo vừa xát.
Do phải phụ thuộc vào nguồn nước nên mỗi năm người dân chỉ cấy được một vụ lúa từ tháng 4 - 5 đến tháng 9 - 10. Thời gian khác trong năm, họ trồng ngô để lấy thức ăn cho gia súc hoặc làm mèn mén thay cơm.
Hôm nay gia đình chị Giàng Thị Rùa có khách nên phải nấu nhiều cơm. "Nếu thừa nhiều thì cũng không sao, nhưng thiếu cơm cho khách thì ngại lắm", anh Lý A Cu (chồng chị Rùa) giải thích. Gia đình anh Lý A Cu mới tách hộ, được chia ít ruộng nên đến tháng 6 là trong nhà hết gạo.
Chị Lý Thị Vân (bản Trống Tông - xã Chế Cu Nha) cho biết, ruộng lúa cạnh nhà đã tháo nước, bây giờ rảnh rỗi thì tranh thủ nhuộm vải, may quần áo để mấy tháng nữa đón Tết của người Mông.
Thành Long
Tin mới hơn
- Bảo vật Quốc gia độc đáo (2012-10-14 14:22:05)
- Trung tâm TP HCM sẽ có thêm 100 cao ốc (2012-10-14 14:19:53)
- 9 km đường trên cao Hà Nội trước ngày thông xe (2012-10-14 14:19:12)
- Đền Trần được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (2012-10-14 14:18:01)
Tin cũ hơn
- Vẻ đẹp của nữ sinh mặc áo lính (2012-10-14 14:15:35)
- Màn nhảy tập thể lập 'Guinness Việt Nam' (2012-10-14 14:13:56)
- Đà Nẵng quy hoạch tuyến tàu điện ngầm (2012-10-14 14:11:41)
- Tổng rà soát quy hoạch 'treo' tại TP HCM (2012-10-14 14:11:08)
- TP HCM lại có nguy cơ ngập nặng vì triều cường lớn (2012-10-14 14:10:06)
- 7 cầu vượt đại lộ Thăng Long dang dở do thiếu tiền (2012-10-14 14:08:56)
- Khoảnh khắc Hà Nội bị rải bom năm 1972 (2012-10-14 13:44:39)
- Loài cá mập có hàm khỏe nhất (2012-10-14 13:42:43)
- 30 phụ nữ quyền lực nhất ngành quảng cáo thế giới (2012-10-14 13:42:10)
- Uyên Linh gợi cảm từ ngoại hình đến giọng hát (2012-10-14 13:40:59)
Các tin khác
- 48 cá sấu xổng chuồng bị bắt (2012-10-14 07:37:39)
- Miền Bắc đầu tuần nắng nhẹ (2012-10-14 07:37:39)